Popular Posts

Blogger news

Blogroll

About

Được tạo bởi Blogger.
Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013
Bình quân mỗi năm, một người Việt Nam chỉ đọc 0,8 quyển sách. Con số mà Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa ra nhân Ngày hội Sách và Văn hóa đọc 2013. Nhưng tại các nước Châu Âu, con số này còn lớn hơn nhiều. Dù chưa có một con số thống kê chính xác, đầy đủ nhưng rõ ràng với 0,8 cuốn sách mỗi năm, tỷ lệ đọc sách của người Việt Nam là quá thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Nguyên nhân chính nằm ở phía chủ quan của chúng ta, đó là ý thức đọc sách để tích lũy tri thức vẫn còn rất hạn chế. Thực tế cho thấy, ngay cả nhiều học sinh, sinh viên ngày nay, lứa tuổi thích khám phá, tìm tòi kiến thức, cũng rất lười đọc sách. Nhiều trường phổ thông hiện đã có hẳn một phòng thư viện, với hàng ngàn đầu sách các loại thế nhưng số học sinh đến thư viện ngày vẫn rất thưa vắng.

Lười đọc sách có phải là bệnh

Thống kê gần đây cho biết, số lượng tiến sĩ, thạc sĩ của Việt Nam vào loại nhiều nhất khu vực Đông Nam Á, nhưng số lượng công trình khoa học, bài báo khoa học được đăng trên những tạp chí uy tín trên thế giới lại thấp nhất. Nhiều người Việt ta, trong đó có giới trí thức, khoa học mà lại sớm và tiếp tục “quay lưng”, thờ ơ với thư viện, với đọc sách thì làm sao khoa học, trí tuệ Việt Nam một ngày nào đó có thể sánh ngang bằng với thế giới được? Các nước trở thành cường quốc hàng đầu trên thế giới này đều có tỷ lệ người yêu sách, đọc sách rất cao.

Khơi niềm đam mê

Nguyên nhân lười đọc sách của giới trẻ đã được bàn nhiều và được “vạch mặt chỉ tên”: Văn hóa nghe nhìn phát triển mạnh (qua internet, truyền hình...), quá nhiều loại hình giải trí, sự xâm lấn của manga (truyện tranh Nhật Bản)... Các nhà chuyên môn đã nhận định, nguyên nhân trên là do sự thay đổi tất yếu của xã hội.

Nhà văn Vũ Đảm, người đầu tiên làm luận văn thạc sĩ “Về văn hóa đọc trong thanh niên, học sinh Hà Nội” cho biết, học sinh lạnh nhạt với sách văn học vì: Họ học, họ đọc những tác phẩm văn học không phải với sự đam mê, tìm kiếm cái hay cái đẹp trong đó mà chủ yếu học thuộc lòng, học theo đề cương để thi. Hơn nữa, chương trình học quá tải, áp lực phải thi đỗ đại học cũng khiến cho học sinh mệt nhoài, nên không còn thời gian và hứng thú để nghiền ngẫm cái hay trong văn chương. Cũng theo nhà văn, giới trẻ tìm đến sách báo giải trí nhiều hơn đọc sách, nhất là sách văn học, sách lịch sử. Nếu nói họ “mù” văn học thì nặng nề quá, nhưng sự thật, giới trẻ đã và đang vơi cạn sự ham mê văn chương.


Để khơi lại sự đam mê đọc sách trong giới trẻ, các nhà quản lí và nhà xuất bản đã tổ chức nhiều chương trình như: Ngày hội đọc sách, giảm giá sách. Vài năm gần đây, các quán cà phê sách nở rộ thu hút được sự quan tâm của bạn trẻ. Nhưng theo nhà văn Vũ Đảm, cần phải có những giải pháp đồng bộ : tạo ra nhiều sách hay, hấp dẫn phù hợp với giới trẻ; đổi mới chương trình, nội dung dạy và học văn học trong nhà trường để kích thích khả năng tư duy, sáng tạo cho học sinh; tổ chức những cuộc thi sáng tác văn học và bình phẩm văn học mà đối tượng tham gia là giới trẻ; phát triển hệ thống thư viện trường học; tạo niềm đam mê đọc sách cho thiếu nhi; cha mẹ phải là tấm gương, không những đọc sách để con mình noi theo mà còn phải biết mua sách có nội dung giáo dục, phù hợp với lứa tuổi các em.

Trường hợp các bạn trẻ lơ mơ các kiến thức căn bản về địa lí, văn hóa, xã hội... thậm chí là thờ ơ với lịch sử nước nhà chẳng phải là ít. Cuộc sống hiện đại đòi hỏi các bạn trẻ phải đáp ứng những nhu cầu cao hơn nên việc thiếu trang bị những kiến thức phổ thông sẽ dễ khiến bạn trở nên ngớ ngẩn, đôi khi còn là trò cười trong mắt người khác. Vì thế, hãy tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể tự tin và vững vàng trong cuộc sống.

0 nhận xét: